Lịch sử Tiếng_Mân

Người Hán tràn vào Phúc Kiến, nơi phát tích tiếng Mân, sau khi nhà nước Mân Việt bị những đội quân của Hán Vũ Đế đánh bại, vào khoảng năm 110 TCN.[1]Vùng này có địa thế núi non hiểm trở, nhiều sông ngắn chảy ra biển.Những đợt di cư sau đó từ bắc xuống nam Trung Quốc hướng đến các thung lũng của sông Tươngsông Cám ở phía tây, nên tiếng Mân chịu ít ảnh hưởng của tiếng Trung miền Bắc hơn các nhóm tiếng Trung miền Nam khác.[2]Do đó, dù hầu hết các dạng tiếng Trung có thể coi là hậu duệ của tiếng Trung trung đại (thứ tiếng được mô tả trong vận thư như Thiết Vận (601)), tiếng Mân mang dấu vết của những đặc điểm cổ xưa hơn.[3]Các nhà ngôn ngữ ước tính rằng lớp tự vựng cổ nhất trong các phương ngôn Mân tách ra khỏi phần còn lại của tiếng Trung vào thời nhà Hán.[4][5] Tuy vậy, vẫn có những sự kiện tạo ra sự ảnh hưởng của tiếng Trung của đồng bằng Hoa Bắc lên tiếng Mân:[6]

Jerry Norman xác định bốn lớp từ vựng chính trong các dạng tiếng Mân hiện đại:

  1. Một lớp từ phi Hán từ các ngôn ngữ gốc của Mân Việt, mà Norman và Mei Tsu-lin tin là mang gốc Nam Á.[7][8]
  2. Lớp tiếng Trung cổ hơn cả, được người Chiết Giang đương thời mang đến vào thời nhà Hán.[9]
  3. Một lớp tiếng Trung mới hơn thời Nam-Bắc triều, khớp với mô tả trong Thiết Vận.[10]
  4. Một lớp tiếng Trung văn học dựa trên tiếng nói ở Trường An, thủ đô thời nhà Đường.[11]

Laurent Sagart (2008) cho rằng nhận định của Norman và Mei Tsu-lin về lớp nền Nam Á trong tiếng Mân là sai.[12]